Đăng nhập

Ứng Dụng Enzyme Trong Sản Xuất Các Loại Thực Phẩm

Ứng Dụng Enzyme Trong Sản Xuất Các Loại Thực Phẩm
Trong sản xuất nước quả, các nghiên cứu sử dụng hệ enzyme pectinaza đã được tiến hành. Để tăng hiệu suất trích ly và giảm thời gian lọc đối với các đối tượng dứa, cam và nho, enzyme Pectinex Ultra SPL đã được sử dụng với tỷ lệ 0,02% so với thịt quả. Sử dụng enzyme Pectinex 3XL với tỷ lệ 0,2% so với dịch quả đã giải quyết được vấn đề lắng cặn của nước quả sau khi thanh trùng, do vậy rất thích hợp cho sản xuất dịch quả cô đặc và nước quả giải khát dạng trong.

Sản phẩm mới: Gạch làm từ máu gia súc

Sản phẩm mới: Gạch làm từ máu gia súc
Mới đây kỹ sư mới tốt nghiệp Jack Munro, người Anh, đã nảy sinh ý tưởng biến phế phẩm máu của gia súc trong quá trình giết mổ thành những viên gạch có thể sử dụng trong xây dựng.

Nông dân sành cơ khí, mê sáng tạo

Chỉ 1 giờ có thể cắt được 2 tấn sắn, tiết kiệm thời gian gấp 10 lần so với cắt sắn bằng tay. Công suất của máy chỉ 350W (3 tiếng đồng hồ mới mất 1 số điện). Chiếc máy cắt sắn do anh nông dân Đào Văn Huy chế tạo đã trở thành cứu cánh cho nhiều hộ dân trồng sắn. Hơn 8 năm nay, nông dân hợp tác xã Đại An Khê, thôn An Thái, Hải Thượng, Hải Lăng,Quảng Trị (quê anh Huy) đã không còn cảnh phải ngồi cắt sắn bằng tay nữa. Thay vào đó, họ sử dụng loại máy cắt sắn do anh Huy chế tạo vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong việc thu hoạch mùa màng.

Bẫy đèn bắt bọ cánh cứng hại lá ca cao

Bẫy đèn bắt bọ cánh cứng hại lá ca cao
Cây ca cao mới trồng 1 - 2 năm đầu thường bị bọ cánh cứng ăn lá. Lợi dụng tập tính hướng sáng và giả chết của bọ cánh cứng khi gặp phải vật lạ đụng vào, chúng ta làm bẫy đèn để bắt chúng ngay tại vườn rất hiệu quả mà không cần xử lý với bất cứ một loại hóa chất nào.

Nuôi lươn trên cạn

Trên tuyến đường qua các xã Đa Phước, Phú Hữu... ở huyện An Phú; xã Phú Lộc, Vĩnh Xương... ở thị xã Tân Châu (An Giang); xã Phú Hiệp, Phú Đức ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể thấy rất nhiều “ô bao nhân tạo” để nuôi lươn.

Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong ao

Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong ao
Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn nên có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác. Da và ruột cá có khả năng hô hấp nên ở nhiệt độ <15 độ C, cá có thể sống được khá lâu khi da cá ẩm ướt. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ bò trườn khắp ao.

Khi dông - thỏ “kết đôi”

Khi dông - thỏ “kết đôi”
Đây không phải chuyện ngụ ngôn mà là tên một đề tài có thực về mô hình nuôi dông kết hợp nuôi thỏ rừng lai vừa triển khai lần đầu tại Bình Thuận… Mô hình lạ

Nhạy bén với mô hình nuôi cua đồng

Nhạy bén với mô hình nuôi cua đồng
“Là sinh viên năm thứ 2 khoa Quản trị kinh doanh tổng hợp của Trường Đại học Phan Thiết, lấy vốn đâu mà mở trại nuôi cua?”- tôi hỏi. Anh cười cho biết: Kỳ thực mà nói, khởi sự của em từ nuôi bồ câu Pháp chung với anh Nguyễn Văn Tánh ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp quê em. Lúc đó, em mượn mẹ 30 triệu đồng để đầu tư cùng anh Tánh. Có lãi từ trại nuôi bồ câu, sau một thời gian ngắn em trả hết nợ cho mẹ, sau đó em cùng với người dượng ở thôn Phú Trường, thị trấn Phú Long lại đầu tư nuôi dông với diện tích 2.000m2. Lãi từ nuôi dông lại hùn với người anh nuôi 100 con dê ở xã Hồng Phong (Bắc Bình). Từ mô hình nuôi bồ câu Pháp, nuôi dông, nuôi dê, đầu năm nay Á mở trại nuôi cua đồng. Từ các mô hình trên mỗi năm Á lãi hơn 100 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập khá lớn của một anh sinh viên.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Kỹ sư Phan Trí Dũng và nhóm cộng sự ở Công ty CP Khoa học Công nghệ Petech (Q.10 - TPHCM) đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống xử lý nước thải y tế vận hành chủ yếu bằng năng lượng mặt trời. Công suất pin mặt trời của hệ thống là 2 KWp (bao gồm 6 panel tấm pin mặt trời), dung lượng tích trữ của accu là 120 Ah/24 V.

Đưa công nghệ tưới tiết kiệm nước đến vùng khô hạn

Đưa công nghệ tưới tiết kiệm nước đến vùng khô hạn
BT- Bắc Bình và Tuy phong là hai địa bàn có lượng mưa ít trong năm ,nên thường xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô. Dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi hồ Cà Giây (Bắc Bình), hồ Lòng Sông (Tuy Phong) nhưng chỉ mới đáp ứng diện tích cây lúa. Vì vậy theo quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, hai huyện này được bố trí tập trung phát triển các loại cây có khả năng chịu hạn như: thanh long, mỳ, bông vải, nho… Ngoài ra trên địa bàn mỗi huyện còn dành một số diện tích đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn, hình thành vùng trồng rau chuyên canh. Nhưng cái khó vẫn là thiếu nước…

1 ( 2 ) Di chuyển đến trang

Cấu hình chữ chạy để sử dụng chức năng này

Phòng Công nghệ sinh học - Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận : C1 - Từ văn Tư nối dài - TP. Phan Thiết - Bình Thuận

ĐT: 0623 751 005

Tự tạo website với Webmienphi.vn